THIẾT BỊ Á CHÂU, đối tác của bạn trong lĩnh vực máy CHẾ BIẾN & ĐÓNG GÓI - Thực phẩm!

Blog

Back to Blog
Hai vấn đề cộng đồng doanh nghiệp thủy sản chờ Bộ Tài nguyên

Nhiều điểm bất hợp lý và mâu thuẫn trong Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường


(vasep.com.vn) Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải; dự kiến ban hành trong tháng 12 năm 2022. Dự thảo trên được đăng tải tại website của Bộ Tài nguyên Môi trường để lấy ý kiến góp ý đến ngày 15/10/2022.

Để xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư nêu trên.

– Thời gian: 13:30 – 17:00, ngày 07 tháng 11 năm 2022.

– Địa điểm: Edenstar Saigon Hotel, 38 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tham dự trực tuyến.

Liên quan đến dự thảo trên, mới đây, ngày 11/10/2022, VASEP và 11 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi Văn bản tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà góp ý xây dựng. Theo đó, các Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng Dự thảo còn nhiều điểm bất hợp lý và mâu thuẫn với Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật hiện hành; ảnh hưởng lớn đến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp khi việc sử dụng nguồn tài chính đóng góp của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường chưa thật sự đảm bảo đúng mục đích. Cụ thể như:

1. Các quy định về Văn phòng EPR có nhiều điểm mâu thuẫn với Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật hiện hành; gây phát sinh thêm biên chế; các khoản tài chính đóng góp của các doanh nghiệp được sử dụng vào các mục đích không liên quan trực tiếp đến tái chế, xử lý chất thải.

2. Vì chưa có quy định về Hội đồng EPR nên khó giám sát việc sử dụng khoản đóng góp sao cho minh bạch, đúng mục đích.

3. Việc quản lý và sử dụng khoản đóng góp của doanh nghiệp theo cơ chế xin-cho với nhiều bất cập, nguồn kinh phí quản lý hành chính trái với Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Các Hiệp hội doanh nghiệp mong Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét các góp ý để hoàn thiện Dự thảo, giúp quản lý và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả khoản đóng góp của các doanh nghiệp cho việc tái chế sản phẩm, bao bì, xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

Cũng liên quan đến Bộ Tài nguyên và Môi trường là câu chuyện gần 5 năm chưa đến hồi kết. Đó là Quy định ngưỡng tối đa chỉ tiêu Phospho trong nước thải chế biến thuỷ sản sau xử lý quá nghiêm ngặt so với đặc thù ngành, và việc dụng Quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp cho các ao nuôi thủy sản thâm canh, không phù hợp với đặc thù của ngành.

Những vướng mắc này, VASEP phản ánh tại nhiều văn bản kiến nghị cũng như tại các cuộc họp với Bộ TNMT và Tổng cục Môi trường từ năm 2017 tới nay.

Từ cuối năm 2020, Bộ TNMT đã xây dựng dự thảo QCVN mới thay thế cả QCVN 40 và QCVN 11. Đến nay, dù dự thảo QCVN này sắp được ban hành nhưng đến tận phiên bản cuối vẫn chưa giải quyết được bất cập cộng đồng ngành thuỷ sản đang kiến nghị giải quyết.

Tại Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp – chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững” diễn ra ngày 11/8/2022, đại diện Hiệp hội VASEP đã có báo cáo tham luận và kiến nghị, bao gồm nội dung vướng mắc này. Sau đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã trao đổi và thống nhất với Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà v/v hai Bộ trưởng sẽ cùng nghe và xem xét giải quyết kiến nghị của Hiệp hội.

Ngày 30/9/2022, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn 64/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị Bộ trưởng ủng hộ và chủ trì làm việc với Bộ TNMT để xem xét các kiến nghị của cộng đồng DN, gồm:

1. Tạm dừng chưa phát hành QCVN về nước thải công nghiệp để có các đánh giá tác động cụ thể của QCVN mới đối với kinh tế và xã hội.

2. Đưa trại-ao nuôi thuỷ sản vào phạm vi điều chỉnh của Dự thảo QCVN 62:2021/BTNMT (nước thải chăn nuôi), và thuộc Cột B của cơ sở phải đăng ký môi trường thay vì đang nằm trong QCVN nước thải công nghiệp.

3. Với nước thải từ nhà máy chế biến thuỷ sản:

3.1. Không gộp nước thải CBTS vào Dự thảo QCVN công nghiệp chung nhiều ngành nghề khác nhau; hoặc có điều khoản riêng cho CBTS tại dự thảo QCVN nước thải công nghiệp mới do yếu tố đặc thù của ngành như đã thực hiện riêng trong hơn 20 năm qua.

3.2. Nâng ngưỡng cho phép của chỉ tiêu phospho lên mức 40ppm (cột B) và 30ppm (cột A) để phù hợp với điều kiện thực tế của DN CBTS Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế các nước trong khu vực; sau khi hết lộ trình áp dụng 10 năm (đến 2031) như kiến nghị mục (3) dưới đây thì đưa ngưỡng phospho về mức 20ppm.

3.3. Áp dụng lộ trình thực hiện 10 năm cho QCVN mới theo thông lệ quốc tế để có thời gian cho phép DN chuyển đổi công nghệ, đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

3.4. Giữ nguyên ngưỡng kiểm soát của Amoni và Ni-tơ như trong QCVN 11.

 



Nguồn tin: vasep.com.vn

Share this post

Back to Blog
has been added to your cart.
Thanh toán